Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

the daughter of Danang

Gửi Phương,

Mày xem bộ phim tao nói chưa? Để đây lỡ mày chưa xem nha.


Nếu xem rồi, chắc mày hiểu tạo sao tao trả lởi về câu hỏi dạo này tao sao rồi, là tao vẫn suy nghĩ về nước mỹ. Thiệt đó mày, xem phim xong, trong tao có nhiều dấu chấm hỏi quá!

Bà Kim vuốt nước mắt đưa Hiệp lên chuyến bay chở con về vùng đất cha xôi của cha nó, không 1 tờ giấy để lại làm tin. Hiệp 6 tuổi, được mẹ dặn đi dặn lại, con nhớ nha con, nhớ ngày con đi để sau này còn về kiếm mẹ. Rồi 30 năm sau, Hiệp không nhớ nổi cách gọi MẸ. Tao cố gắng nghĩ xem, bây giờ tao có còn nhớ gì lúc tao 6 tuổi không. Chắc cũng không trách Hiệp được hả mày!

Heidi ngày quay về đã hoàn toàn là 1 bà tây không còn nhận ra 1 nửa dòng máu Việt Nam trong cô nữa. Và Việt Nam những năm 95, 96 của 1 vùng quê nghèo chắc hẳn xa lạ với cô, trời oi bức, buổi chơ lê la, bà mẹ không rời con nửa bước như bù lại mấy mươi năm xa cách, mùi cá mực tanh nồng, cảnh bà mẹ xối nước tắm cho con ngay giữa hiên nhà...Rồi khi cô bỏ đi trốn chạy do 2 từ trách nhiệm anh hai thốt ra. Phải chi anh hai cô đừng nói ra những câu đó nhỉ? Cảnh quay cuối cùng của bà mẹ ngồi lủi thủi ăn cơm rồi rớt nước mắt khi nghĩ tới con, nó thảm thương quá Phương à!

Coi xong tao không nghĩ ra có 1 cách nào đó cho 1 win-win solution hết hay sao. Heidi từ Mỹ nhìn về chuyến thăm vietnam như 1 kỉ niệm buồn, càng khẳng định Mỹ mới chính là nơi cô thuộc về. Bà mẹ dường như vô vọng cho ngày đoàn tụ cùng Hiệp, còn tuyệt vọng hơn lúc chưa tìm thấy con.

Heidi thuộc về 1 phần lịch sử nước mình, đất nước của mình đó mày, chỉ mới cách đây vài chục năm thôi, và những con người nằm trong cái phần lịch sử đó chắc ở xung quanh mình cũng nhiều, vậy mà thấy xa lạ hơ mày!

Hôm kia tao ra phi trường tiễn con nhỏ bạn, gặp 1 anh từ canada, anh ta cũng là chứng nhân của cuộc di tản lịch sử này. Ảnh cùng dì vượt biên năm ảnh học lớp 3 (ừ, tao cũng buồn cười là anh dùng lớp để đánh dấu chứ không dùng tuổi). Ảnh nói những đứa con lai trong chiến dịch babylift operation thì khác với boat people như ảnh nhiều lắm. Vì họ do người mỹ trắng nuôi. Như vậy là hên hay xuôi hả mày?

Mày nhớ xem phim này với anh Quân nha, mày hên lắm mới có người rủ coi chung, đặc biệt là ảnh. Coi phim này, tao cứ ước gì có ai hiểu đời, biết sự giải thích cho tao thêm. Tao không hiểu hết thổn thức của bà mẹ vì tao chưa làm mẹ, tao cũng không hiểu hết được bối rối của Heidi vì tao chưa khi nào gạt ba mẹ ra khỏi tâm trí mình.

Thôi, tao đi ngủ nha. Cho tao gửi lời thăm anh Quân của mày.

Pipi.

về salander

không biết có bao giờ Salander có cảm giác cô đơn? xa mẹ từ năm 14 tuổi, rồi mẹ mất, ở 1 mình, không có bất cứ người thân nào. gặp phải lão giám hộ khốn kiếp, trốn chạy Blomkvist tình yêu thực sự. Mà chắc cô ta cũng chẳng có thời gian cho cái cảm giác đó vì đầu óc chỉ chực chờ nhảy bổ vào các chiều kích toán học.

dù sao 3 triệu cua-ron của cô ả cũng là tiền ăn cắp, dù là ăn cắp từ 1 nguồn tiền bất chính của 1 tay mafia thì nó vẫn chẳng phải là đồng tiền chân chính cô ta tự kiếm ra. Hơi lợn cợn khi thấy mình khoái chí để mặc hình ảnh em Salander tung tăng mua sắm mọi thứ em thích chẳng hề đắn đo giá cả. Sau phi vụ đó em đổi đời nhanh chóng đến bất ngờ. Và mỉa mai thay, số tiền thừa kế 9 000 cua ron mẹ em để lại chẳng bằng 1 lần em hứng chí shopping.

lại bối rối. Cuối cùng thì em salander này thuộc về giới tính nào đây khi ẻm làm tình với Blomkvist cũng phê như với Miriam Wu. Cuối cùng thì thứ tình cảm của mối quan hệ tay ba giữa cô già Berger-Beckman chồng cô già-bác già Blomkvist là gì đây? tình nhân với nhau trong suốt vài chục năm, chồng vẫn biết và đồng ý, tình nhân tình tang với cô gái khác và mình vẫn biết và đồng ý. Cuối cùng thì em Salander có bước qua ranh giới thiện- ác không khi tự mình vài ba lần mưu sát cha ruột.

asperger có nên coi là 1 bệnh không nhỉ???

(về Cô gái có hình xăm rồng và Cô gái đùa với lửa)